Chảy máu chân răng là tình trạng có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy là hiện tượng khá bình thường nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Cùng Nha Khoa Trường Thịnh tìm hiểu xem chảy máu chân răng là dấu hiệu cho bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Chảy máu chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân tại sao?
Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh về nướu, lợi. Ngoài ra nó cũng cho biết có thể một số bệnh lý cơ thể khác đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn. Cụ thể như sau
1.1 Viêm nướu, viêm nha chu
Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu khiến tổng thể hàm răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này tới từ mảng bám cao răng.
Vôi răng tích tụ trên bề mặt và xung quanh chân răng, theo thời gian sẽ thu hút, tập trung vi khuẩn để tấn công vào sâu bên trong nướu.
Nướu răng khi đó sẽ trở nên yếu, không bám chắc vào răng dẫn tới tình trạng chảy máu răng ngay cả khi chép miệng, trong khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.
Khi viêm nhiễm nặng hơn thì xuất hiện thêm tình trạng hôi miệng.
1.2 Thiếu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Thiếu Vitamin C, Vitamin K trong khẩu phần ăn hàng ngày, hoặc sử dụng nhiều thực phẩm gây kích ứng nướu cũng khiến chân răng tự nhiên bị chảy máu.
- Thiếu Vitamin C sẽ khiến cơ thể trở nên suy yếu, tâm trạng stress, dễ nổi giận,… lâu dần sẽ khiến nướu bị sưng và chảy máu. Nặng hơn thì còn có thể dẫn tới bệnh Scurvy.
- Vitamin K hỗ trợ trong việc hình thành cục máu đông. Nếu thiếu đi loại dưỡng chất này, bạn sẽ dễ gặp tình trạng chảy máu chân răng liên tục, không cầm được.
1.3 Vệ sinh răng miệng
Sử dụng bàn chải lông cứng, vệ sinh răng miệng với lực nhanh và mạnh cũng rất dễ làm tổn thương tới nướu.
1.4 Thói quen xỉa răng bằng tăm
Dùng tăm tre để xỉa răng cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến chân răng bị chảy máu. Đầu nhọn của tăm sẽ dễ chọc và làm tổn thương nướu gây chảy máu trong khi xỉa.
1.5 Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc có chứa chất làm loãng máu khiến cho máu khó đông. Điều này vô tình sẽ làm xuất huyế chân răng ngay cả khi bạn không có bất kỳ tác động nào
1.6 Khi có răng mọc lệch
Răng mọc lệch hay sai khớp cắn sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Khi đó, vi khuẩn sẽ tích tụ và tấn công thông qua mảng bám cao răng.
1.7 Thay đổi nội tiết tố
Chảy máu răng có phải có thai không? Đáp án là CÓ. Bởi trong thời gian này, Lượng tiết tố progesterone thay đổi và xáo trộn khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề về răng miệng.
Giai đoạn này cao răng cũng tích tụ nhiều hơn, nếu không được xử lý sớm có thể gây viêm nướu và chảy máu chân răng.
1.8 Răng giả kém chất lượng
Răng giả gia công kém, vẫn còn các cạnh sắc nhọn hay vật liệu làm răng giả cũng sẽ khiến chân răng bị chảy máu.
1.9 Răng khôn mọc lệch
Nếu bạn thấy mình hay chảy máu khi chải răng thì nguyên nhân có thể do răng khôn mọc ngang, mọc ngầm.
Khi bạn chải răng, lực tác động sẽ làm chân răng di chuyển nhẹ. Lúc đó răng số 7 sẽ va chạm với răng số 8 đang mọc lệch gây ra chảy máu.
1.10 Bệnh tiểu đường
Răng bị chảy máu, nướu bị sưng cũng có thể là biểu hiện cho bệnh tiểu đường cấp độ 1 hoặc 2. Khi bị tiểu đường, hệ miễn dịch của bạn trở nên kém hơn, khó chống lại vi trùng, vi khuẩn.
Lượng đường và insulin trong máu không được chuyển hóa tốt sẽ kích thích các dây thần kinh, mạch máu dưới răng khiến cho nướu bị viêm, chảy máu.
1.11 Nhiễm HIV, AIDS
Căn bệnh thế kỷ này khiến suy giảm toàn bộ hệ thống miễn dịch. Từ đó mà sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên tỷ lệ chảy máu chân răng là bị nhiễm hiv rất thấp. Do đó, bạn nên đi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất..
2. Bệnh chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Vốn dĩ chảy máu chân răng là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn đã xác định được chính xác nguyên nhân.
Trong trường hợp đã kiểm tra đầy đủ không phải do viêm nướu, viêm lợi, mang thai hay các lý do thông thường thì bạn cần tới các bệnh viện lớn để kiểm tra sức khỏe chuyên sâu hơn.
Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra mình có bị chảy máu chân răng do ung thư, nhiễm hiv hay mắc các bệnh về gan thận hay không.
3. Bị chảy máu chân răng phải làm sao? Nên uống thuốc gì?
Khi gặp tình trạng chảy máu răng, bạn cũng không cần quá lo lắng mà nên thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch và theo dõi xem máu còn tiếp tục chảy hay không?
- Bước 2: Chườm đá lạnh lên má nếu máu vẫn chảy
- Bước 3: Tới gặp bác sĩ nha khoa để nhận đơn thuốc nếu các cách trên không có tác dụng
khi bệnh nhân bị chảy máu chân răng thì thường bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc sau: Tetracycline, Alphachymotrypsin, Metronidazole, Amoxicillin… Dưới đây là liều lượng, cách sử dụng chi tiết một số loại thuốc phổ biến:
- Thuốc điều trị Metronidazole:
Đây là thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh viêm nhiễm nướu nặng. Muốn chúng có hiệu quả tốt nhất thì bạn nên kết hợp với thuốc Spiramycin.
- Thuốc Alphachymotrypsin:
Giảm phù nề, giảm viêm bạn không nên bỏ qua khi bị chảy máu răng cùng viêm nướu. Lưu ý những người bị bị rối loạn máu khó đông, bệnh gan thận và tim, cùng vết thương hở không nên dùng thuốc này.
Liều lượng uống 3 – 4 lần mỗi lần 2 viên.
- Thuốc Tetracycline:
Sẽ ngăn ngừa các vi khuẩn có hại không thể phát triển trong khoang miệng. Ngày uống 2 lần 500mg vào trức bữa ăn khoảng từ 1 – 2 tiếng.
- Thuốc Amoxicillin:
Sản phẩm có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển. Chúng được kiểm tra an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bạn nên uống 2 lần mỗi ngày và uống đều đặn trong 5 – 7 ngày sẽ thấy răng không còn chảy máu.
Để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên có sự hướng dẫn của các nha sĩ trước khi sử dụng. Nó sẽ ngăn ngừa được các tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bạn