Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Theo thống kê, có tới 75% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm lợi ở mức độ khác nhau. Đây là một bệnh nha chu ở mức độ nhẹ không cần đáng lo ngại nhưng nếu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng. Vậy viêm lợi là gì? Nên uống thuốc gì? Cách chữa ra sao? Tìm hiểu ngay!

I – Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Không quá khó để nhận biết chứng viêm lợi bởi theo thống kê gần như 100% mỗi người đều đã từng 1 lần mắc phải. Hầu hết những dấu hiệu này đều liên quan tới tình trạng đau nhức, sưng tấy. Cụ thể như sau:

♦ Triệu chứng viêm nướu ở giai đoạn đầu

Trong khoảng thời gian ban đầu, dấu hiệu viêm lợi khá đơn giản, không quá nặng hay ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe.

 

Lúc này bạn sẽ thấy nướu bị sưng tấy, dần chuyển sang màu sẫm hơn so với bình thường, xuất hiện cảm giác đau nhức khi ăn uống, nói chuyện và hơi thở có mùi hôi.

♦ Dấu hiệu viêm lợi ở giai đoạn 2

Khi bệnh dần chuyển biến nặng hơn thì sẽ xuất hiện vài triệu chứng sau đây: Lợi bắt đầu phình đại, bên trong chứa dịch mủ, không còn bám chắc vào răng (tụt nướu) khiến có cảm giác như sắp bị rụng răng.

 

Khi gặp phải một trong các triệu chứng trên, bạn cần tới phòng khám nha khoa để nhận được sự tư vấn, kiểm tra, tình trạng và có phương pháp điều trị hợp lý nhất.

II – Nguyên nhân gây viêm nướu răng

♦ Cao răng

Theo các thống kê, bệnh viêm lợi có tới 90% tỷ lệ nguyên nhân xuất phát từ mảng bám vôi răng

Trong quá trình ăn uống hằng ngày, hàng triệu vi khuẩn trong thức ăn đã được nạp vào cơ thể. Dễ nhận thấy nhất chính là các mảng bám ở răng.

Nếu mọi người vệ sinh răng miệng không kỹ, các mảng bám sẽ tích tụ tại kẽ răng, khe nướu, ngày qua ngày đông cứng lại thành cao răng.

 

Vi khuẩn tích tụ trong cao răng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các loại enzyme phân hủy, độc tố như LPS – Lipopolysaccharide hay axit LTA – Lipoteichoic.

Không chỉ thế, lượng vi khuẩn ngày càng gia tăng gây tổn thương lợi khiến nướu dần mức chức năng bám giữ răng, thậm chí có thể làm tổn hại chân và tủy răng.

♦ Vệ sinh răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân khiến bạn bị sưng lợi. Những mảng bám, vi khuẩn tại kẽ răng, lưỡi, viền nướu,… không được loại bỏ triệt để sẽ ngày càng tích tụ và hủy hoại men răng, nướu,…

 

Hoặc đôi khi chỉ là do bạn chải răng quá vội vàng, mạnh tay khiến nướu bị chảy máu, xuất hiện vết thương hở, vô tình tạo điều kiện cho tác nhân gây hại xâm nhập, sinh trưởng, tấn công.

♦ Tác dụng phụ của thuốc

Thành phần trong các loại dược phẩm cũng có thể là tác nhân gây ra viêm nướu răng. Ví dụ như thuốc chống động kinh Dilantin, thuốc hỗ trợ điều trị đau thắt ngực Procardia, Adalat,…

Khi sử dụng các loại dược phẩm này sẽ có nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ như thay đổi nội tiết tố cơ thể, hàm lượng nước bọt bị suy giảm khiến khoang miệng khô làm mất đi “lớp phòng thủ” của lợi,… Do đó vi khuẩn có điều kiện để phát triển, xâm nhập và gây ra tình trạng sưng răng lợi.

♦ Viêm lợi răng ở bà bầu do thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố. Và chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tế bào lợi.

 

Trong suốt giai đoạn này, nướu trở nên vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một vài tác nhân nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm, sưng nướu

♦ Stress

Theo một vài nghiên cứu khoa học, khi con người quá căng thẳng (stress) sẽ gây ra sự ức chế đối với một số chức năng của cơ thể. Đặc biệt sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và khả năng kháng viêm một cách trầm trọng.

 

Điều này khiến vi khuẩn có cơ hội để tấn công tới nhiều cơ quan nội tạng, trong đó có khu vực răng miệng khiến lợi bị sưng, viêm, nhiễm khuẩn.

♦ Các bệnh lý cơ thể

Một vài bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư hay tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm trùng nướu, các bệnh liên quan đến răng hàm miệng,…

 

Ví dụ như bệnh tiểu đường sẽ cản trở cơ chế chuyển hóa đường của cơ thể, từ đó sẽ tăng cao tỷ lệ mắc các bệnh nha chu hoặc viêm nướu, viêm lợi.

♦ Nghiến răng

Nghiến răng là một thói quen cực kỳ xấu mặc dù xảy ra do vô tình khi ngủ. Hành động này sẽ tạo ra một áp lực lớn lên răng và có thể gây tác động mạnh khiến răng nhấn sâu xuống nướu và gây ra tổn thương.

 

Do đó từ sau bên trong xương hàm dễ xuất hiện tình trạng chảy máu, nhiễm trùng dẫn đến hư tủy, chân răng và viêm lợi,…

III – Viêm nướu răng có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?

Viêm lợi nếu ở mức độ nhẹ thì thường không gây ra nhiều nguy hiểm. Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể kết hợp với việc súc miệng, chải răng sẽ tương hỗ nhau chữa lành chứng sưng nướu.

Tuy nhiên nếu có trục trặc gì đó, chứng viêm nướu biến chuyển nặng hơn thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

♦ Ảnh hưởng tới xương, cấu trúc răng

Khi bị lợi sưng đỏ và không chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến bệnh viêm nha chu, khiến cho phần nướu, các cơ quan tổ chức cấu tạo răng hàm bị mất chức năng.

 

Điển hình là tụt lợi, ổ xương hàm bị hủy hoại,… khi đó việc điều trị cực kỳ tốn công sức, thậm chỉ cần thiết còn phải cắt bỏ một phần xương hàm.

♦ Gây Áp xe răng, ung thư răng

Áp xe răng cũng là một di chứng khá nguy hiểm. Phía dưới chân răng, nướu sẽ xuất hiện ổ mủ với hàm lượng vi khuẩn cao, dần dần phá hủy cấu tạo hàm và nặng nhất thì bạn sẽ bị ung thư răng lợi.

♦ Hỏng tủy

Nếu bị viêm sưng lợi, lượng vi khuẩn tích tụ quanh thành nướu cũng sẽ tấn công đến răng và khiến bạn bị sâu răng hoặc chết tủy ngược (từ dưới chân răng lên thân răng)

♦ Có thể gây mất răng

Trong trường hợp nướu bị mất chức năng tổ chức hàm, răng bị yếu, dễ lung lay hoặc hư chân răng quá nặng thì bắt buộc phải nhổ, ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như quá trình sinh hoạt hằng ngày.

 

IV – Viêm lợi chữa bằng cách nào hiệu quả nhất

Mảng bám cao răng chiếm tới 90% tỷ lệ gây ra chứng viêm nướu, viêm lợi nên tới nha khoa cạo vôi răng là phương pháp điều trị triệt để & hiệu quả nhất.

Bằng các khí cụ chuyên dụng, các bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ vôi răng cứng đầu đang bám trên thân răng, chân răng và cả sâu trong nướu.

Khi toàn bộ tác nhân gây viêm lợi chủ yếu đã bị loại bỏ, tình trạng viêm lợi sẽ thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn chỉ sau vài ngày.

 

Không những vậy, khả năng bị tái phát sưng nướu răng cũng sẽ giảm, ít nhất là trong 3 tháng kể từ khi lấy cao răng xong.

Mong rằng tới đây mọi người đã phần nào hiểu rõ hơn về bệnh viêm lợi. Chứng sưng nướu không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, vì vậy bạn cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng.